#Session1 NGHỀ TRADER: MUỐN TRỞ THÀNH 1 TRADER THÀNH CÔNG, BẠN PHẢI CHỊU ĐỰNG NHỮNG GÌ?
Well, mình vẫn thường hay nói với vài người hay nói chuyện xung quanh là làm nghề trader là 1 nghề mới của Thế Kỷ 21 (21st-Century-new-job). Và Trading là 1 profession chứ ko phải là 1 occupation, tiếng việt đều dịch là nghề nhưng tiếng Anh thì phân biệt rõ hơn, nên mình sẽ để ở phần chú thích.
Nghề này nghe thoáng qua thì có vẻ hấp dẫn, vì làm trực tiếp với tiền, thời gian có vẻ thoải mái vì nếu bạn không làm cho các tổ chức như bank thì hầu như bạn có thể chủ động với thời gian biểu của mình. Bạn không có sếp, bạn không bị bắt buộc phải có mặt ở công ty trước 8:30 am, bạn không bị sếp giao chỉ tiêu, bạn cũng chả phải bị giao deadline công việc.
Nếu bạn là fulltime-trader, công việc cũng sẽ không buộc bạn phải làm việc với quá nhiều người và đối tượng. Trao đổi với nhiều người, mình thích số đông thường ngại phải làm việc ở công ty lớn vì công việc đòi hỏi bạn phải làm việc và giao tiếp với nhiều đối tượng (khách hàng, sếp, đối tác, đồng nghiệp trong phòng, nhân viên ở các phòng ban khác, cấp dưới,...). Cũng có thể là các bạn giao tiếp kém, cũng có thể là nhiều người thường hay bảo là tính cách tôi là introvert (người hướng nội) nên công việc làm trader hợp tới tôi. Trader thì bạn chỉ làm 1 mình và chơi với số tiền của mình, chỉ cần có CMND, mở 1 TK, có 1 cái laptop chạy ổn, 1 chỗ có wifi ổn định là có thể làm việc ở bất cứ đâu. Bạn không bị lệ thuộc và bất cứ ai cả, và khả năng kiếm được số tiền lớn là gần như không có giới hạn (no cap), vài chục triệu 1 tháng hoàn toàn có thể (tùy thuộc vào số vốn bạn bỏ vào) nghe là thấy thích rồi.
Uầy, nghề này nghe có vẻ ngon nhỉ anh em, thế nên nhiều người nhảy vào nhưng thực tế là không dễ ăn của ngoại. Những điều tôi nói ở trên nó chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, màu hồng của lý thuyết. Trên thực tế để có thể tồn tại và sống sót với nghề và THỰC SỰ KIẾM TIỀN ỔN ĐỊNH, bạn phải dành thời gian chuẩn bị rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm. Ở đây bài post này sẽ không đủ thời lượng con chữ để đề cập cụ thể là bạn cần phải chuẩn bị những gì để sống sót với nghề trader. Bên cạnh bạn phải có 1 số vốn đầu tư đủ lớn (chuẩn thì 10,000$, còn tạm tạm thì 5,000$, dưới đó miễn bàn), và bạn đã có thời gian chuẩn bị về mặt kiến thức đủ nhiều vì bạn có nền tảng hoặc có khả năng tự nghiên cứu, con đường xây đắp kinh nghiệm để thực sự thành công với nghề trader này thật ra còn lắm thứ phải bàn.
Để thực sự thành công với NGHỀ TRADER, bạn phải trải qua những giai đoạn và các trạng thái tâm lsy nào nào? Sẽ không thể nào liệt kê đầy đủ, nhưng có những yếu tố chính bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt như sau:
✡️ 1) Thất vọng: Rõ ràng, ở giai đoạn đầu tiên, Ngài Thị trường tát cho bạn vài lần, giúp bạn tỉnh hẳn ra là môn này khó hơn bạn tưởng nhiều. Kiếm tiền nhanh thật và mất tiền với tốc độ ánh sáng. Bạn loay hoay thử với rất nhiều phương pháp, nhưng thật sự không có phương pháp nào là ổn định trong thời gian đủ dài. Cuối cùng vẫn là TOANG, thất vọng là hiển nhiên khi đời không như bạn nghĩ.
✡️ 2) Quyết tâm & Chăm chỉ: Đúng rồi, chả có môn nào kiếm được thu nhập tốt mà lại dễ dàng như nhai kẹo cả, bạn bắt đầu phải dồn nhiều năng lượng và thời gian hơn để đọc, học và nghiên cứu, test thử và sai các công cụ trên thị trường. Có thể là với TK Demo, ai quản lý tốt hơn thì áp dụng trên tiền thật để có bài học thực tế. Bạn phải quyết tâm mới đưa mình qua rất nhiều khoảng thời gian chán và buồn tẻ của việc tự học và tự mò mẫm (nếu bạn ko có thầy tốt). Ở đây nói luôn, thời gian bạn thực tế trade hang ngày là khoảng thời gian bạn thực hành. Nếu ai coi đây là 1 nghề, mà phần lớn thời gian làm việc với nghề chỉ dán mắt vào chart để giao dịch thì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra bạn không hề tiến bộ gì nhiều lắm đâu mặc dù bạn bỏ thời gian cũng nhiều.
✡️ 3) Nỗ lực: Ai không có khả năng tự học, ngỗi tĩnh tâm làm việc 1 mình sẽ khó có thành công với nghề này. Chén thánh là không có vì thị trường tiến hóa và thay đổi liên tục. Bạn phải bám thị trường để phân tích và đưa ra nhận định liên tục mỗi khi bạn đi phân tích và đi lệnh. Nỗ lực tự mình xây dựng mọi thứ chứng tỏ bạn thực sự nghiêm túc với nghề, đầu tư vào kĩ năng bản thân để kiếm ra tiền. Xây dựng thời gian biểu cố định hằng ngày, chia ra thời gian nào trade và quan sát thị trường, thời gian nào đọc nhận định và nắm bắt thông tin, thời gian nào tự học thêm, kiểm tra công cụ và back test (tất nhiên là lúc đó ko trade và đi lệnh rồi), thời gian nào ghi lại nhật ký giao dịch,... tất cả đều cần sự nỗ lực của chính bạn.
✡️ 4) Đối mặt với rủi ro: Thị trường thay đổi chóng mặt, và ngay cả 1 trader chuyên nghiệp cũng không thể kiểm soát 100% thị trường chạy và biến động như thế nào (bác Trump muốn tweet gì thì tweet chứ bạn có cản được đâu, ngài Powell thích nói gì thì nói chứ bạn ko giật dây bác ấy được,...). Như vậy nghĩa là rủi ro luôn tồn tại ở đó, và bạn luôn luôn dễ dàng mất tiền bất cứ lúc nào. Kiểm soát rủi ro là việc bạn chắc chắn phải làm mỗi khi trade, để giữ lại túi tiền của mình không bị cuốn sạch bởi 1 tin tức vớ vẩn nào đó công bố ra thị trường,... Uhm, đang buy vàng và thả Stop loss vì có thể ngồi canh và boom, 1 hãng dược công bố là họ thử nghiệm thành công vaccine thì vàng gãy 100 giá cũng chuyện thường thôi.
✡️ 5) Trực đêm: Tôi không khuyến khích các bạn trực đêm vì giấc ngủ là quan trọng giúp bạn tỉnh táo để làm việc vào ngày tiếp theo. Bạn ko thể giao dịch chính xác khi bạn thiếu ngủ được, và bạn cũng không làm được công việc nào đó lâu dài nếu bạn không có chế độ làm việc + nghỉ ngơi hợp lý. Chưa kể, não bộ của người thiếu ngủ sẽ dễ khiến bạn đưa ra nhiều quyết định sai lầm, dễ nóng giận, tức tối, hoặc chán nản, mệt mỏi. Không nên giao dịch vào giờ đáng lẽ ra bạn dành cho giấc ngủ, tập trung thời gian kiếm tiền vào khoảng thời gian bạn thấy thoải mái nhất. Nếu thật sự phải giữ lệnh qua đêm, hãy đặt Stop Loss (SL), nếu sợ Stop Loss sẽ làm bạn phát sinh 1 khoản lỗ lớn, vậy thì không đi lệnh, hoặc giảm volume lại để có 1 mức SL an toàn giúp bạn có 1 giấc ngủ ngon.
✡️ 6) Cạnh tranh: Nghề này bạn làm việc với túi tiền của bạn nên không phải cạnh tranh với bất kỳ ai. Bạn ko thể so sánh với trader khác khi thấy họ kiếm được 1,000 - 3,000$/ 1 tuần trong khi bạn chỉ lẹt đẹt kiếm được 500$ 1 tuần là nhiều lắm rồi. Vì bạn đâu biết là trước đó họ đã mất bao nhiêu, tài khoản họ lớn thế nào, hoặc họ có nhiều kinh nghiệm ra sau. Bạn chỉ có thể làm tốt nhất là kiểm soát tài khoản của mình, cạnh tranh với chính bản thân mình là tốt nhất, nghĩa là bạn phải cố gắng rèn luyện bản thân giao dịch tốt hơn mỗi tuần.
✡️ 7) Kỷ Luật: E hèm, giờ bạn làm việc 1 mình, không ai quản lý bạn thì bạn phải kỷ luật quản lý bản thân chứ ai vào đây nữa. Má bạn không hiểu gì về trade, người yêu bạn thì chỉ có thể động viên bạn mà thôi. Kỷ luật hay mất tiền? Chọn đi. Tôi thì chọn kỷ luật. Muốn kỷ luật, bạn phải xây dựng hệ nguyên tắc của riêng mình khi giao dịch. Ghi ra giấy hoặc nhớ trong đầu tùy bạn, miễn là bạn tuân thủ là được. Có dịp tôi sẽ nói chi tiết hơn sau.
✡️ 8) Can đảm: Thị trường là 1 con thú khát máu, nó sẽ sẵn sàng đốt trụi tài khoản của bạn nếu bạn không can đảm chấp nhận thua và cắt lỗ lệnh đang sai nhằm bảo vệ tài khoản. Can đảm đưa ra quyết định (đôi lúc là đi ngược với thị trường ở thời điểm hiện tại vì mình nhìn về tương lai xa hơn chút) vì mỗi khi đi lệnh sẽ có rất nhiều yếu tố không rõ ràng. Future is full of uncertainties, you need to take your bet to earn the profit.
✡️ 9) Hoài nghi bản thân: Tôi rất thích ý này, trader thì không phải bao giờ cũng đúng, thậm chí là sai rất nhiều. Bạn vào lệnh luôn luôn phải có cơ sở, và sau khi lệnh khớp rồi, bạn nên có thái độ hoài nghi nghề nghiệp để kiểm tra lại các nhận định của mình sau khi vào lệnh xem thị trường có còn chạy đúng như những gì bạn nghĩ. Hoài nghi giúp bạn có thể cut loss sớm và vô lệnh ngược lại nhằm tránh những khoản lỗ không cần thiết và thậm chí còn kiếm được lợi nhuận bù lại số lỗ bạn mất nữa. Tin tôi đi, bạn chỉ có thể làm được việc đó, khi bạn có cơ sở và nhận định ngay từ đầu trước khi vào lệnh thôi.
✡️ 10) Thất bại & Chỉ trích: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng". Tôi không tin ai bước vào nghề này mà chưa 1 lần thua, hoặc rơi vào giai đoạn khủng hoảng, thậm chí là suy sụp khi trải qua thời kỳ gặp 1 chuỗi thua lỗ liên tục. Thất bại là lẽ thường với nghề này, quan trọng là sau chuỗi thất bại đó, bạn có còn tiền hay không để tiếp tục. Và bạn có biết chỉ trích những lỗi sai trong cách mình giao dịch để trade tốt hơn ở giai đoạn sau không.
Ở đây bạn không có sếp, Market thì không biết nói, chỉ có mỗi bạn tự chửi bạn ngu thôi, và tự vấn lại xem bạn đang làm sai ở chỗ nào? KHÔNG BIẾT TỰ CHỈ TRÍCH BẢN THÂN, RÚT RA LỖI SAI, BẠN SẼ CÒN THẤT BẠI DÀI DÀI.
✡️ 11) Biến cố bất ngờ: Thị trường quá phức tạp và không nằm trong bàn tay bạn, chả có thế lực nào có thể kiểm soát hoàn toàn thị trường. Có chăng là that stakeholder chỉ có thể điều khiển thị trường trong 1 khoảng thời gian ngắn (vài tiếng hoặc vài ngày, rồi sau đó lại có 1 thế lực tiếp nối chi phối khi thế lực cũ yếu đi). Thôi nào, khỏi ngồi đoán, chuyện cố tích ấy mà. Chuẩn bị sẵn sàng cho những biến cố bất ngờ, bạn có thể ngủ dậy và thấy tài khoảng 10,000$ đỏ lòm, với 5 lệnh đang đi lỗ mất 6,000$, công sức kiếm cả tháng coi như đi tong. Điều hấp dẫn cũng nằm ở đó, sau 1 đêm tự nhiên tiền rơi vào mặt khi tối qua lệnh đang mở chỉ lời có 400$ và sáng mai mở mắt ra thì may mắn là thị trường đi đúng hướng và lời hẳn 2,848$. Vui chứ nhỉ, có lẽ không nghề nghiệp nào cho bạn trải qua nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn thường trực như vậy đâu.
✡️ 12) Công sức bị chối bỏ: Đây có thể là một trong những điểm khắc nghiệt nhất của nghề trader. Bạn có thể cố gắng rất nhiều sau vài năm mới gầy dựng được Tài khoản với số vốn như hiện tại. Nhưng chỉ cần 1 phút bất cẩn, quá tự tin, hoặc quá chủ quan, bạn lơi lỏng sự kiểm soát và nhanh chóng thiêu trụi tài khoản chỉ sau 1 tháng với 1 chuỗi thua lỗ liên tục.
Vậy là mấy năm vừa rồi cố gắng công cốc sao? Tốt nhất là luôn giữ 1 cái đầu lạnh để luôn làm chủ cuộc chơi và không để big mistake happens. Vì vậy mà tôi hay nói vui với mấy em mới vào nghề, đây là hành trình có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc. Kiếm được tiền đã khó, giữ được túi tiền của mình càng khó hơn. Đừng để công sức của em bị liếm sạch bởi biến động của thị trường. Và từ trên đỉnh vinh quang, em đang được gia đình tự hào, vợ con yêu thương, bạn bè trong giới nể trọng, rồi mất tiền một phát, mọi người hoàn toàn mất niềm tin vào bạn dù cho trước đó bạn làm tốt thế nào. Tiền mất, tình cũng tan, cuộc sống là vậy mà.
✡️ 13) Hy Sinh: Vâng sao lại kết thúc ở số 13, thôi kệ cứ kết bài thôi, nghề này quả thật hy sinh nhiều. Khi chuyển nghề từ công việc làm doanh nghiệp lớn sang môn fulltime-trader này (hay nói trắng ra là trader phủi), tôi thấy mình bị thu hẹp các mối quan hệ xã hội vì làm cái nghề chả giống ai, thường chỉ ở 1 mình và cảm thấy cô đơn thường trực.
Bạn phải hy sinh nhiều mối quan hệ vì ở Việt Nam nhưng làm việc theo giờ Mỹ (living in GMT but working following EST time) nên tối thì thường không được phép ra ngoài sau 7h tối. Bạn phải hy sinh nhiều thời gian để làm việc 1 mình và tự nghiên cứu, hy sinh tiền bạc là chuẩn rồi khi bạn ra quyết định sai và mất tiền. Hy sinh việc bạn ko được uống bia hoặc chất có cồn khi đang mở lệnh, thà không được vui còn hơn mất tiền. Bạn phải mất niềm tin vào bản thân hoặc người thân khi làm 1 cái nghề quá rủi ro. Nghề này là lao động tự do (freelance), bạn cũng sẽ không có địa vị trong xã hội lắm, như lên chức hay làm giám đốc, hay ông chủ của một cửa hàng hay 1 công ty nào đó. Bạn chỉ chơi với tiền và đúng là môn này phù hợp với những người có tính cách hướng nội và chịu được sự cô đơn.
Chưa kể nghề này cũng có bệnh nghề nghiệp, ngồi nhiều có thể khiến bạn bị bệnh trĩ, không có cuộc sống healthy dễ bị béo phì, hoặc mất cân bằng cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, căng thẳng lo âu thường xuyên, nếu không được giải tỏa có thể đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý trầm kha.
Bài viết phần nhiều mang tính quan điểm cá nhân đi từ kinh nghiệm 4 năm giao dịch của tôi trên các nền tảng đa thị trường. Vui lòng đọc với thái độ tích cực và đón nhận mọi người nhé. Xin cảm ơn.
As informações e publicações não devem ser e não constituem conselhos ou recomendações financeiras, de investimento, de negociação ou de qualquer outro tipo, fornecidas ou endossadas pela TradingView. Leia mais em Termos de uso.