Índice Dólar
Viés de baixa

DXY Weekly: Giá sẽ tạo đỉnh ở quanh đây!

- Tâm điểm tuần này DXY sẽ được dẫn dắt chủ đạo bởi kết quả cuộc họp của FED. Cá nhân tôi nghĩ DXY có thể giảm lại sau cuộc họp FED. FED có ít lý do để hawkish trong cuộc họp này và có thể áp dụng cách tiếp cận thận trọng. Rõ ràng 1 đồng Dollar mạnh khi Trade War bắt đầu đã không tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế Mỹ. Hơn nữa, chứng khoán Mỹ đang ở key support - việc công bố Dot-plot hawkish có thể khiến thị trường chứng khoán bị tổn thương mạnh - Dowjones break 23500 hay SP500 break 2500 có thể xác nhận xu hướng Bearish về mặt kỹ thuật cho chứng khoán Mỹ.

- Cần chú ý các số liệu kinh tế của Mỹ cũng không thực sự tốt trong 2 tháng trở lại đây (lạm phát và tăng trưởng đều bắt đầu hạ nhiệt, thị trường nhà đất và hoạt động PMI cũng có dấu hiệu suy yếu), ngoài ra rủi ro đóng cửa chính phủ có thể tác động tiêu cực tới Dollar như 1 yếu tố chu kỳ. Cá nhân tôi cho rằng upside momentum của Dollar là limited, và Dollar khó xác nhận cho chu kỳ tăng mới sau cuộc họp FED.

- Nhân tố chủ đạo hỗ trợ cho đà tăng của DXY năm nay đến từ rủi ro chính trị tại Italy leo thang. Chúng ta có thể thấy tháng 5 Dollar break out hưởng lợi từ việc rủi ro tài khóa tại Italy leo thang - rủi ro này có thể đo lường bằng chênh lệch lợi suất TPCP 10 năm của Italy và Đức. Chênh lệch này tăng vọt từ 200 pips lên gần 350 pips và hiện nay giảm ổn định chỉ còn 260 pips - tương đương với DXY ở level 95. Rõ ràng thời khắc xấu nhất của Italy đã qua đi, yếu tố này có thể có độ trễ với ảnh hưởng của DXY nhưng sẽ được pricing trở lại sau này.

- So sánh thời điểm tháng 11 khi DXY ở level tương tự 95.6 thì lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ tạo đỉnh 3.25%, và chênh lệch lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ-Đức là 280 pips. Tuy nhiên hiện tại lợi suất 10 năm của Mỹ chỉ còn 2.83%, và chênh lệch lợi suất Mỹ/Đức giảm chỉ còn 259 pips. Điều này phần nào cho thấy động lượng tăng của DXY đang không được củng cố về mặt lợi suất - và điều này đặt dấu hỏi về đà tăng này liệu có bền vững không?

- Chứng khoán Mỹ đã giảm 11% trong gần 3 tháng trở lại đây trong khi Dollar tăng thêm 3.6%. Rõ ràng trong cuộc họp tháng 9 của FED thì sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán không hề tạo áp lực cho FED, tuy nhiên bức tranh hiện tại lại khác. Trade War đã bắt đầu tác động suy giảm đến các số liệu kinh tế của Mỹ, đồng Dollar mạnh đang tạo áp lực giảm lên lạm phát (chi phí đẩy) và FED sẽ phải lo ngại rằng 1 động thái hawkish có thể khiến thị trường chứng khoán sập mạnh do lo ngại chi phí đi vay tăng lên trong tương lại.

- Thời điểm tháng Tư, khi DXY tăng, tình hình kinh tế tại Mỹ và Eurozone đều khá tích cực, tuy nhiên kinh tế Eurozone bắt đầu suy yếu trước trong khi Mỹ vẫn tiếp tục tăng và có phần suy giảm trong 2-3 tháng trở lại đây. Điều này cùng với việc tình hình Brexit xấu đi có lẽ là yếu tố support chủ đạo cho đà tăng của DXY. Nhưng 1 điều quan trọng khác là thời điểm tháng 9 - khi DXY ở gần level hiện tại, dot plot của FED là 4 lần tăng lãi suất năm 2018 và 3 lần tăng lãi suất 2019. Ở thời điểm hiện tại, pricing cho việc tăng lãi suất năm 2019 chỉ là 1-2 lần, và nếu FED update điều này trong Dot plot thì rõ ràng động lượng breakout của Dollar là không cao.

- Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI 14 và Stoch RSI (15,5,5,14) đang có dấu hiệu timing tạo đỉnh của Dollar. Dollar nằm trong vùng 97-98 cũng là ngưỡng giao cắt của đỉnh cũ và PitchFork Line. Tôi kỳ vọng sẽ có 1 cây nên tuần Bearish Engulfing xuất hiện.

- Đánh giá chung: Tôi sẽ vẫn canh Short DXY từ giờ đến sang năm vì tôi nghĩ các điều kiện kinh tế Mỹ đã đạt đỉnh, và lộ trình thắt chặt của FED sẽ bị gián đoạn trong tương lai. 2 yếu tố sẽ cần xem xét lại cho việc đánh giá xu hướng DXY là tình hình kinh tế tại Eurozone có xấu đi nữa không và rủi ro tại Brexit có tăng cao hơn không. Tôi kỳ vọng DXY sẽ giảm lại level 94.8-95 trong quý I/2019.
Trend Analysis

Aviso legal