Bitcoin: tiền tệ chính thống hay bùng nổ đầu cơ ?

Citi Group nhận định bitcoin đang ở "điểm bước ngoặt" và một ngày nào đó có thể trở thành "tiền tệ được lựa chọn cho thương mại quốc tế", khi mà các công ty như Tesla và PayPal nồng nhiệt đón chào bitcoin, còn các NHTW đua nhau phát hành đồng tiền ảo của riêng họ.

Trong một ghi chú công bố hôm 1/3, Citi Group (trụ sở tại Mỹ) nhận xét: "Hiện tại có rất nhiều rủi ro và trở ngại cản trở sự phát triển của bitcoin. Do đó, tương lai của đồng tiền ảo này khá bấp bênh".

"Song, những diễn biến trong thời gian tới có thể chứng minh bitcoin đang ở điểm bước ngoặt, hoặc trở thành đồng tiền tệ chính thống hoặc bùng nổ đầu cơ", các nhà phân tích của Citi cho hay.

CNBC cho rằng nhận định mới của Citi đánh dấu một sự thay đổi trong quan điểm của các tổ chức tài chính lớn về bitcoin. Trước kia, khá nhiều ngân hàng từng xa lánh đồng tiền ảo lâu đời nhất trên thị trường. Họ lập luận rằng bitcoin không có giá trị nội tại và bị thổi phồng quá mức.

[Infographic] Hành trình tăng giá của bitcoin sau cú rớt thảm năm 2017
Tuy nhiên, đà tăng mạnh mẽ của bitcoin trong vài tháng qua đã buộc những tay chơi lớn trên Phố Wall phải đánh giá lại đồng bitcoin.

Tháng trước, BNY Mellon, ngân hàng lâu đời nhất tại Mỹ, cho biết họ sẽ cung cấp dịch vụ lưu ký bitcoin và một số đồng tiền ảo khác. Còn JPMorgan thông báo đang nghiêm túc nghiên cứu bitcoin.

Bitcoin và các loại tiền ảo khác thường biến động dữ dội. Chỉ hơn một tuần sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là hơn 58.000 USD, giá bitcoin đã lao dốc hơn 10.000 USD. Dù vậy, bitcoin hiện vẫn tăng hơn 60% trong năm nay và 460% trong 12 tháng qua.

Các nhà đầu tư tiền điện tử cho biết nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, đợt tăng giá mới nhất của bitcoin không giống các chu kỳ trước đó, bao gồm dấu mốc năm 2017. Theo CNBC, năm 2017, giá bitcoin đã tăng vọt lên gần 20.000 USD trước khi giảm mạnh 80% trong năm kế tiếp.

Bitcoin ban đầu được tạo ra như một hệ thống thanh toán số nhằm bỏ qua các ngân hàng và tổ chức tài chính trung gian khác. Song, đồng tiền ảo này đã dần thu hút được các nhà đầu tư chính thống như một loại "vàng kỹ thuật số" có thể kìm cương lạm phát.

Vẫn còn nhiều rủi ro
Theo các nhà phân tích của Citi, bitcoin hiện có một số rào cản cần phải vượt qua trước khi được chính thức công nhận.

Tập đoàn tài chính này cho rằng sự gia nhập của các nhà đầu tư tổ chức đã khơi dậy niềm tin vào tiền điện tử, song vẫn còn những khó khăn dai dẳng có thể hạn chế việc sử dụng rộng rãi đồng bitcoin.

Cụ thể, đối với nhà đầu tư tổ chức, khó khăn có thể liên quan đến hiệu quả vốn, bảo hiểm và lưu ký, bảo mật và cuối cùng là các các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.

Bitcoin: Tiền ảo, hậu quả thật
"Các vấn đề bảo mật xoay quanh tiền ảo trên thực tế có xảy ra, nhưng khi so sánh với thanh toán truyền thống, bitcoin mang lại hiệu quả tốt hơn", Citi nhấn mạnh.

Ngoài ra, khai thác bitcoin (tức quá trình đưa đồng tiền mới vào lưu thông) đòi hỏi một lượng điện năng vô cùng lớn. Đáng chú ý hơn, nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy hơn 1/3 hoạt động đào bitcoin đang diễn ra ở các khu vực có giá điện rẻ tại Trung Quốc, ví dụ như Tân Cương. Song, điện giá rẻ thường là điện bẩn.

Theo Digiconomist, hoạt động đào bitcoin có thể xả thải carbon tương đương mức phát thải của New Zealand. Điều này đã khiến nhiều nhà hoạt động môi trường lên tiếng cảnh báo.

Tháng trước, các nhà phân tích tại JPMorgan đã gọi bitcoin là một "màn diễn kinh tế phụ". JPMorgan cho biết tài sản số là một dạng hàng rào chống lại sự biến động mạnh của giá chứng khoán, song hiệu quả thuộc "nhóm kém nhất".

Đồng thời, ngân hàng Phố Wall này còn nói thêm rằng sự phát triển của các nền tảng số trong hoạt động tín dụng và thanh toán mới là "câu chuyện chuyển đổi thực sự của lĩnh vực tài chính trong kỷ nguyên COVID-19"
Trend Analysis

Publicações relacionadas

Aviso legal